Sales Supervisor là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, có cấp bậc cao hơn nhân viên Sale. Vậy cụ thể Sale Supervisor là gì? Công việc của Sale Supervisor gồm những gì? Thu nhập và cơ hội thăng tiến của Sales Supervisor có cao không? Cùng Hegka tìm hiểu những thông tin thú vị đó thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sales Supervisor là gì?
Sales Supervisor, hay còn gọi là Giám sát bán hàng, là người chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động kinh doanh tại một khu vực được phân công, đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số bán hàng do doanh nghiệp đề ra.
Có thể nói, Sale Supervisor là trợ thủ đắc lực của Quản lý kinh doanh trong việc lên kế hoạch và triển khai đội ngũ bán hàng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực phụ trách.
Hơn thế nữa, Giám sát bán hàng còn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ và đạt chỉ tiêu đưa ra, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và phát triển.
Đọc thêm: Sales Representative là gì? Mô tả công việc của Sales Representative
Sales Supervisor là làm gì?
Sale Supervisor đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, Giám sát kinh doanh sẽ có những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, một Giám sát kinh doanh sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Lập kế hoạch kinh doanh
- Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng
- Lên ý tưởng và xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Thường xuyên quan sát và theo dõi những biến động của thị trường, đối thủ,… để đưa ra những phương án tối ưu nhất
Triển khai chiến lược kinh doanh
- Triển khai và giám sát chiến lược kinh doanh, đảm bảo các hoạt động theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao
- Quản lý các chương trình Marketing, khuyến mãi,… tại khu vực phụ trách
- Thiết lập các tuyến bán hàng cho nhân viên kinh doanh tại khu vực, điểm bán
- Chịu mọi trách nhiệm về công việc trong phạm vi
Giám sát hoạt động kinh doanh
- Đào tạo nhân viên kinh doanh kiến thức về sản phẩm, thái độ làm việc và các kỹ năng cần thiết
- Phân chia công việc và quản lý đội ngũ, đảm bảo các thành viên đều làm việc hiệu quả
- Giám sát và đôn đốc nhân viên tăng cường các hoạt động để đạt chỉ tiêu doanh số
- Nắm bắt sự thay đổi của thị trường, đối thủ, khách hàng để điều chỉnh đội ngũ sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của khu vực
Quản lý hàng tồn kho
- Quản lý khối lượng hàng hóa xuất/ nhập, đảm bảo kho hàng luôn đầy đủ để cung cấp cho khách hàng
- Hạn chế tối đa tình trạng bị cháy hàng tại các điểm bán trong khu vực phụ trách
- Hướng dẫn và giám sát nhân viên trưng bày hàng hóa tại điểm bán
- Theo sát các hoạt động giao dịch tại điểm bán, đảm bảo không xảy ra các trường hợp lỗi như kê sai giá bán, thiếu hàng,…
Phụ trách chỉ tiêu doanh số bán hàng
- Nhận KPIs do trưởng phòng đề ra
- Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng hằng tháng, quý, năm
- Đốc thúc nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra
- Hỗ trợ nhân viên vượt qua khó khăn trong việc đạt chỉ tiêu
- Tối ưu hóa chi phí vận hành tại khu vực phụ trách
Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên
- Trực tiếp tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh tại khu vực phân công
- Truyền tải các thông tin về kế hoạch kinh doanh để nhân viên có thể hoàn thành đúng nhiệm vụ
- Đưa ra những phương án bán hàng phù hơp cho đội ngũ
- Đánh giá và khen thưởng những cá nhân đạt thành tích tốt
Yếu tố để trở thành Sales Supervisor là gì?
Khối lượng công việc của Sales Supervisor khá nặng. Do đó, để có thể đảm nhận vị trí này, bạn cần trau dồi một số kỹ năng cũng như kiến thức chuyên ngành sau:
Về kiến thức chuyên môn
Để trở thành Sale Supervisor, bạn cần có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành liên quan đến kinh tế như Marketing, quản trị kinh doanh,…
Bên cạnh đó, bạn còn phải có thêm ít nhất từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm tương đương hoặc ở các vị trí liên quan đến tài chính, kinh doanh,…
Về kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với Giám sát kinh doanh. Cụ thể, Sale Supervisor cần có một số kỹ năng mềm như sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Với tính chất công việc là quản lý và đào tạo, Sale Supervisor cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền tải thông tin, từ đó giúp đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm: Sale Supervisor thường phải phụ trách một đội ngũ từ vài đến vài chục thành viên. Do đó, bạn cần có hai kỹ năng này để phân chia công việc hợp lý cũng như giúp kết nối nhân viên.
- Kỹ năng đàm phán và xử lý vấn đề: Với vai trò là một Giám sát kinh doanh, bạn sẽ là người đại diện giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi công việc của mình. Chính vì thế, hai kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc suôn sẻ hơn.
- Thành thạo tin học văn phòng: Đặc thù công việc của Sale Supervisor là thường xuyên báo cáo và tổng kết các hoạt động kinh doanh định kỳ. Do đó, bạn nên nắm vững các phần mềm và công cụ tin học văn phòng cơ bản để phục vụ công việc được tốt hơn.
Đọc thêm: Những kỹ năng Sale quan trọng cần có của một nhân viên kinh doanh
Sự khác biệt giữa Sales Supervisor và Sales Manager
Nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa Sales Supervisor và Sales Manager, bởi tính chất công việc của cả hai vị trí này đều là quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, 2 vị trí này vẫn có nhiều điểm khác nhau.
Về cơ bản, Sale Manager có cấp bậc cao hơn Sale Supervisor. Thông thường, công việc của Giám sát chỉ giới hạn trong phạm vị nội bộ phòng ban. Trong khi đó, Quản lý sẽ phải phụ trách luôn các công việc phối hợp với những bộ phận khác trong công ty. Hơn thế nữa, trách nhiệm, quyền hành và mức lương của hai vị trí này cũng có sự chênh lệch.
Thu nhập của Sales Supervisor là bao nhiêu?
Do khối lượng và áp lực công việc khá lớn, nên thu nhập của Sale Supervisor tương đối cao. Tùy thuộc vào phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mức lương có thể thay. Nhưng nhìn chung, mức lương của một Giám sát có kinh nghiệm sẽ dao động từ 14 đến 21 triệu/tháng.
Dưới đây là một vài lĩnh vực giám sát có thu nhập khá hấp dẫn:
- Giám sát nhà hàng, khách sạn: Mức lương khởi điểm là 12.000.000 VNĐ/tháng
- Giám sát sản xuất: Mức lương khởi điểm là 15.000.000 VNĐ/tháng
Cơ hội thăng tiến của Sales Supervisor
Đầu tiên, Sales Supervisor là vị trí đi lên từ Salesman. Sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, Sale Supervisor có thể thăng tiến lên những chức vụ hấp dẫn sau:
- Quản lý kinh doanh
- Trưởng phòng kinh doanh
- Giám đốc kinh doanh
Những vị trí này đều được đánh giá rất cao tại các doanh nghiệp, tập đaoàn lớn. Họ đóng vai trì cực kỳ quan trọng trong việc đo lường tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, người giữ các chức vụ này đều được nhận mức lương và chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn.
Đọc thêm: Sales Director là gì? Thu nhập của Sales Director hiện nay là bao nhiêu?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về “Sales Supervisor là gì? Tổng quan công việc của Giám sát kinh doanh như thế nào” mà Hegka muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua đó, bạn có thể hiểu hơn về công việc thú vị này.
Đừng quên bạn có thể tìm đọc thêm nhiều ngành nghề khác tại Hegka.com, hoặc thậm chí là tìm việc làm lương cao ngay tại đây!