PR là một phần quan trọng không thể thiếu đối với sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vậy PR là gì? Có những chiến dịch PR ấn tượng nào tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng Hegka tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. PR là gì?
PR viết tắt là Public Relations, dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là "quan hệ công chúng". Thuật ngữ PR xuất hiện nhiều trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và marketing, nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Có thể hiểu rằng, PR bao gồm toàn bộ hoạt động quảng bá, chiến dịch PR nhằm giúp doanh nghiệp thiết lập sự kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng. Mục đích là nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp.
Đọc thêm: B2B Marketing là gì? Các hình thức B2B Marketing phổ biến hiện nay
2. Vai trò của PR trong truyền thông marketing là gì?
Hiểu được tầm quan trọng của PR đối với hoạt động Marketing là một trong những yếu tố làm nên những chiến dịch thành công. Vậy PR có vai trò gì đối với truyền thông marketing?
2.1. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Chiến dịch PR thành công mang lại hiệu quả nhận diện thương hiệu cao, công chúng sẽ có cái nhìn tích cực về thương hiệu. Từ đó, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các khía cạnh một cách toàn diện.
2.2. Gia tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi PR thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ, doanh nghiệp cần nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, tạo nên sự khác biệt và góp phần gia tăng giá trị thương hiệu.
2.3. Tiếp cận khách hàng mục tiêu
PR là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ có khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Khi PR đúng cách sẽ tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, từ đó góp phần phát triển thương hiệu bền vững.
2.4. Thu hút khách hàng tiềm năng
Bằng việc sử dụng sử dụng các phương tiện truyền thông và kế hoạch truyền thông linh hoạt thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Trong đó, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng chính là một trong những mục tiêu mà chiến dịch PR cần hướng đến.
Đọc thêm: Top 10 công ty quảng cáo truyền thông hàng đầu tại Việt Nam
3. Có mấy loại hình PR phổ biến?
Hiện nay, PR được chia làm 7 loại hình PR phổ biến, cụ thể:
3.1. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một trong những loại hình PR được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính khả thi và hiệu quả mà nó mang lại. Doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch PR bằng cách tổ chức chương trình sự kiện sẽ giúp truyền tải thông điệp truyền thông, tăng cơ hội quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
Hiện nay, có rất nhiều công ty tổ chức sự kiện uy tín được ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức sự kiện đúng với mục tiêu và thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến.
Ngoài các sự kiện PR trực tiếp thì sự kiện ảo (Virtual Event) cũng đang là xu thế bùng nổ trên toàn thế giới.
Ví dụ: Sự kiện thể thao Color Me Run của Oppo được các bạn trẻ hào hứng tham gia và rinh về những phần quà thú vị.
Đọc thêm: Top 10 Công ty Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp Tại Việt Nam
3.2. Quan hệ cộng đồng
Doanh nghiệp thực loại hình PR với mục tiêu là xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng, nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng và xây dựng thương hiệu nhanh chóng, tăng sức ảnh hưởng.
Ví dụ: Hoạt động PR Marketing của Honda gồm tổ chức nhiều cuộc thi cho thế hệ trẻ như "Sân chơi ý tưởng trẻ thơ", Motosport,... Bên cạnh đó, Honda cũng tổ chức đào tạo cho học sinh, sinh viên các trường học,...
3.3. Quan hệ truyền thông
Loại hình này tập trung xây dựng mối quan hệ với các nhà báo có tiếng, các hãng tin tức truyền thông nhằm tận dụng ưu thế, giúp doanh nghiệp được PR trên những trang báo, tạp chí có độ tin cậy cao. Từ đó, đảm bảo độ phủ sóng và uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được khán giả đón nhận một cách khách quan.
Một vài cách thức PR theo loại hình này là gửi thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, tổ chức phỏng vấn và thu hút các tờ báo uy tín. Nhờ vậy mà sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được xây dựng hiệu quả.
Ví dụ: Ngày 1/10/2022, Nestlé ra thông báo báo chí về việc tổ chức lễ ra mắt thị trường sản phẩm sữa mới: Sữa dinh dưỡng dành cho người cao tuổi Boost Optimum - Hương Ca Cao.
3.4. Quan hệ nội bộ
Việc gắn kết nội bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp và công ty phát triển bền vững. Do đó, truyền thông nội bộ trở nên vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty tổ chức tiệc liên hoan cuối năm, team building hằng năm cũng sự tổ chức tặng quà những dịp lễ, những ngày quan trọng.
3.5. Trách nhiệm xã hội
Một trong những loại hình PR có khả năng gia tăng sức ảnh hưởng và uy tín của thương là CSR - Trách nhiệm xã hội. Theo đó, doanh nghiệp tập trung đến những vấn đề mang tính xã hội như bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội, thể hiện trách nhiệm với người lao động,...
Ví dụ: Trong giai đoạn chống dịch Covid 2019 - 2020, Tập đoàn Vingroup đã hỗ trợ tổng cộng 9.400 tỷ đồng phòng chống dịch, chủ động sản xuất máy thở và mẫu test xét nghiệm covid.
3.6. Truyền thông khủng hoảng
Khủng hoảng truyền thông là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải, đó có thể là lỗi sản phẩm, vi phạm lòng tin, ô nhiễm môi trường,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Khi khủng hoảng truyền thông không được xử lý kịp thời, đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Một số cách xử lý PR khủng hoảng truyền thông gồm tạo chính sách truyền thông xã hội, nắm bắt sớm vấn đề, thừa nhận nhưng không tranh luận.
Ví dụ: Năm 2017, Dove đối diện với khủng hoảng truyền thông khi hình dạng sản phẩm mới thiết kế để biểu trưng cho hình dạng cơ thể phụ nữ, nhằm tôn vinh và ca ngợi sự đa dạng về hình dáng cơ thể.
Tuy nhiên, chiến dịch PR này đã gây ra những lời mỉa mai và phản đối tiêu cực. Sau đó, Dove đã nhận sai lầm và xin lỗi thông qua Twitter, phát biểu trước công chúng nhằm truyền tải rõ mục đích của chiến dịch. Kết quả rằng sau khủng hoảng, Dove vẫn nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.
3.7. Truyền thông trực tuyến
Hiện nay, các trang mạng xã hội ngày như Facebook, Tiktok,... có độ phổ biến rộng rãi. Đây được coi là kênh truyền thông thích hợp để thực hiện các hoạt động PR nhằm tăng khả năng hiển thị, kiểm soát kịp thời các chi phí phát sinh.
Ví dụ: P&G là gã khổng lồ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh FMCG, đã thực hiện một chiến dịch trên TikTok để kêu gọi mọi người ở nhà và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 vào tháng 3 năm 2020.
Họ đã khởi chạy chiến dịch #DistanceDance trên kênh của hot Tiktoker Charli D’Amelio. Chiến dịch đã thu về 8 tỷ lượt xem cùng với sự tham gia của rất nhiều người nổi tiếng trên khắp thế giới chỉ trong tuần đầu tiên.
Đọc thêm: Chuyên viên truyền thông nội bộ là gì? Mức lương, bản mô tả công việc như thế nào?
4. Những chiến dịch PR thành công rực rỡ ở Việt Nam
4.1. Cocoon
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam, được biết đến là dòng mỹ phẩm thuần chay, không thử nghiệm trên động vật và có thành phần không gây hại đến môi trường.
Cocoon là cái tên xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng trở thành thương hiệu Việt được yêu thích với chất lượng không hề kém cạnh so với những sản phẩm mỹ phẩm của các công ty đa quốc gia như Loreal, Unilever,....
Sự thành công của Cocoon có được cũng là nhờ việc triển khai chiến dịch marketing và PR thành công mỹ mãn, nổi bật là chiến dịch Khám phá Việt Nam vào năm 2020.
Theo đó, Cocoon sử dụng Social Media Ads thông qua các minigame trên Fanpage Facebook nhằm giới thiệu đến khách hàng mục tiêu sản phẩm mới. Điều này đã khiến Cocoon nhận được tương tác cao và tham gia đông đảo từ cộng động mạng.
Nhờ chiến dịch Khám phá Việt Nam đã giúp Coccoon tăng độ nhận diện thương hiệu về dòng sản phẩm hữu cơ, không chứa hóa chất và hạt vi nhựa gây hại cho môi trường và trở thành thương hiệu mỹ phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay.
4.2. Điện Máy Xanh
Nhắc đến Điện Máy Xanh, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến câu slogan quen thuộc "Bạn muốn mua Tivi, đến Điện Máy Xanh". Câu nói với nhịp điệu vui nhộn, độc lạ cùng hình ảnh nhân vật giới thiệu màu xanh đặc trưng của thương hiệu.
Chiến dịch PR của Điện Máy Xanh chủ yếu tập trung trên các kênh truyền hình truyền thống nhưng đã trở thành đoạn quảng cáo bùng nổ và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên các nền tảng social media chính là sự thành công ngoài mong đợi của thương hiệu Điện Máy Xanh.
Với thông điệp quen thuộc "Mua hàng điện máy - Đến Điện Máy Xanh" đã khiến thương hiệu ngày càng trở nên quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng Việt và chiến dịch đó vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho đến thời điểm hiện tại.
4.3. Coca Cola
Coca Cola là dòng nước ngọt giải khát được yêu thích nhất hiện nay và trở thành thức uống không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc của gia đình Việt.
Để có sự thành công rực rỡ như hiện nay, một phần đến từ những chiến dịch truyền thông, quảng cáo gây sốt và tạo tiếng vang lớn, trong đó phải kể đến những chiến dịch PR nổi bật như:
- In tên người dùng lên vỏ chai;
- Chương trình Làm sạch bãi biển;
- Chiến dịch Hello Happiness;
- Chiến dịch Shake A Code.
Những chiến dịch độc đáo và nắm bắt đúng tâm lý khách hàng đã giúp Coca Cola đánh bật đối thủ là Pepsi và trở thành thương hiệu nước uống giải khát được yêu thích nhất hiện nay.
4.4. Vinamilk
Vinamilk là công ty hàng đầu trong lĩnh vực F&B của Việt Nam và là thương hiệu sữa tươi được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Trong suốt quá trình hoạt động, Vinamilk đã thực hiện nhiều chiến dịch PR nhằm xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, chiến dịch PR nổi bật nhất và có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông của Vinamilk phải kể đến là chiến dịch "40 năm vươn cao Việt Nam".
Việc đưa ra thông điệp "Vươn cao Việt Nam" đã đưa tầm vóc của Vinamilk lên một tầm cao mới, gắn liền với tầm vóc quốc gia và sự phát triển của đất nước.
Với mục tiêu trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe. Vinamilk đã thực hiện hoạt động PR thông qua chiến dịch quảng cáo trên TVC, Social media, viết bài PR và tổ chức event.
4.5. Pepsi
Pepsi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coca cola, là thương hiệu toàn cầu về việc cung cấp các loại nước và đồ uống giải khát.
Trong cuộc đua xây dựng và quảng bá thương hiệu, Pepsi nỗ lực đưa ra những chiến dịch PR có sức ảnh hưởng to lớn, vừa có tác dụng PR cho doanh nghiệp, vừa giúp Pepsi trở nên thân thuộc với người tiêu dùng Việt.
Những chiến dịch PR của Pepsi đạt thành công rực rỡ bao gồm:
- Chiến dịch Pepsi Muối với thông điệp "Mỗi người chính là một hạt muối làm Tết mặn mà hơn".
- Chiến dịch Pepsi "Ngõ" với phiên bản Ngõ, TVC với hình ảnh Trượt Ván, BBoy, Hip Hop Dance, Graffiti và âm nhạc là nhạc Rap của Mr.T;
- Quảng cáo "Khui hè hết nấc"
4.6. Biti's
Biti's là một trong những thương hiệu hoạt động quảng cáo sôi nổi trong những năm 2016 đến 2020 nhằm giành lại vị thế trong thị trường giày dép thể thao với những chiến dịch ấn tượng như:
- Kết hợp với Soobin Hoàng Sơn trong chiến dịch "Đi để trở về";
- Kết hợp với Hương Tràm trong chiến dịch "Đi để trở về" mùa 5;
- Chiến dịch "Cùng vẽ lên niềm tự hào Việt Nam - You x Biti's Hunter x Việt Max";
- Chiến dịch "Love Yourself – Bước Về Phía Mặt Trời";
- Chiến dịch "Go For Love".
4.7. Cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê được thành lập bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực F&B về đồ uống. Là thương hiệu có nguồn gốc từ Việt Nam cũng chính là yếu tố khiến Trung Nguyên có được vị thế dẫn đầu như hiện tại - đó là hướng đến việc "thổi hồn dân tộc" vào slogan, logo trong sản phẩm của công ty.
Thấu hiểu người tiêu dùng Việt chính là cách thức sáng tạo khiến chiến dịch PR của Trung Nguyên thành công rực rỡ. Trong đó nổi bật với Slogan "Khơi nguồn sáng tạo", nhằm khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho họ làm việc hiệu quả.
Đọc thêm: Agency là gì? Các hình thức Agency phổ biến hiện nay
Lời Kết
Trên đây là bài viết PR là gì? Các chiến dịch PR ấn tượng nhất tại thị trường Việt Nam. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn. Đừng quên truy cập Hegka.com để khám phá nhiều chủ đề thú vị hơn nhé!