Outbound Marketing là gì? Phân biệt Inbound và Outbound Marketing

Đặng Vân

Outbound Marketing là khái niệm không còn xa lạ với các marketer. Tuy nhiên với sự bùng nổ của Internet, doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển mình sang mô hình marketing phù hợp hơn. Hãy cùng Hegka tìm hiểu Outbound Marketing là gì? Sự khác biệt so với Inbound marketing ở bài viết dưới đây nhé!

1. Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là chiến lược marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng thông qua hình thức quảng cáo trực tiếp. Mục tiêu là xây dựng nhận thức khách hàng, khai thác tập khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua hàng.

Các phương pháp Outbound Marketing phổ biến thường bao gồm hình thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo radio, quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên báo hay tạp chí.

Bên cạnh đó, hình thức Tiếp thị gián đoạn còn bao gồm các hoạt động như email marketing, telemarketing và các hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo PPC, quảng cáo banner và quảng cáo pop-up trên website.

Đọc thêm: 4P trong Marketing Mix là gì? Các bước xây dựng mô hình 4P

2. Ưu và nhược điểm của hình thức Outbound Marketing

2.1. Ưu điểm của Outbound Marketing

Ưu điểm có giá trị nhất của Outbound Marketing trong quá trình thực tiếp chiến lược marketing là khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và gia tăng nhận thức thương hiệu.

Bằng cách thực hiện các hình thức quảng cáo trực tiếp trên truyền hình, sử dụng billboard hay TVC quảng cáo, doanh nghiệp có thể tiếp cận tối đa nhóm khách hàng trên nhiều nhân khẩu học, địa lý và hành vi khác nhau.

Thông qua đó, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được biết đến một cách rộng rãi, mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả và kết quả tiếp thị mang lại tức thì.

2.2. Nhược điểm của Outbound Marketing

Tuy nhiên, Outbound Marketing được biết đến là hình thức marketing truyền thống tiêu tốn lượng lớn ngân sách của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn kỷ nguyên số phát triển, kéo theo sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì Outbound Marketing càng lộ ra những nhược điểm về tính hiệu quả và khó đo lường tỷ lệ ROI.

Ngoài ra, Outbound Marketing còn tồn động những nhược điểm cần phải khắc phục như:

  • Khó linh hoạt trong việc thay đổi thông tin: Văn bản quảng cáo được sử dụng trong Outbound Marketing là dạng văn bản tĩnh như Billboard, tờ rơi,... Do đó, khi quảng cáo thông qua phương tiện văn bản sẽ gây khó khăn trong việc cập nhật thông tin về sản phẩm.
  • Tốn nhiều nguồn lực lớn: Hình thức quảng cáo ngoài trời, quảng cáo thông qua chương trình truyền hình, báo chí đòi hỏi lượng lớn ngân sách để duy trì. Do đó, chiến lược tiếp thị Outbound không phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Khó đo lường và theo dõi: Việc sử hình các hình thức quảng cáo truyền thống trên diện rộng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc theo dõi và đo lường lượng khách hàng tiềm năng.
  • Không tập trung vào nhu cầu khách hàng: Outbound Marketing tập trung chủ yếu vào việc gia tăng nhận thức thương hiệu. Do đó, nhu cầu của khách hàng và tương tác hai chiều không được chú trọng.

Đọc thêm: Marketing thương hiệu là gì? Các bước xây dựng Marketing thương hiệu

4. Sự khác biệt giữa Outbound và Inbound Marketing

Cách thức hoạt động và mục tiêu của Outbound và Inbound Marketing hoàn toàn trái ngược nhau. Mục tiêu của hai chiến lược trên đều là thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu, tuy nhiên còn có nhiều điểm khác biệt được thể hiện ở bảng so sánh dưới đây:

Điểm khác biệt Outbound Marketing Inbound Marketing
Đặc điểm Tiếp cận người tiêu dùng thông qua các hoạt động quảng cáo trực tiếp. Tạo nội dung hữu ích để thu hút khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài.
Tiếp cận Đẩy thông điệp tiếp thị trực tiếp đến khách hàng mục tiêu. Tạo nội dung thu hút để thu hút khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng .
Tương tác Không yêu cầu sự tương tác trước đó từ phía khách hàng. Đẩy mạnh tương tác hai chiều và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Cách tiếp cận Quảng cáo truyền thống: quảng cáo truyền hình, tạp chí và quảng cáo trực tuyến như telemarketing, direct mail, email marketing, cold calling,... Tạo nội dung blog, nội dung xã hội, SEO, email marketing, tạo Landing Page nhằm tăng trải nghiệm tương tác trên trang web.
Đo lường kết quả Dựa trên phản hồi tức thì từ các chiến dịch quảng cáo trực tiếp. Dựa trên lưu lượng truy cập, tương tác, chuyển đổi và giá trị khách hàng.
Hiệu quả Hiệu quả có thể giảm khi người tiêu dùng trở nên phản ứng tiêu cực hoặc bất đắc dĩ đối với các hình thức quảng cáo trực tiếp. Có thể tạo ra tương tác tích cực, tăng khả năng nhận diện, tạo mối quan hệ lâu dài và khách hàng trung thành.
Phù hợp Thích hợp cho việc tạo sự nhận thức ban đầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Thích hợp cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, tạo lòng tin và tạo giá trị cho khách hàng.

Bảng so sánh Outbound và Inbound Marketing

5. Những vấn đề mà Outbound Marketing phải đối mặt trong thời đại số

Như đã đề cập ở trên, vấn đề lớn nhất mà Outbound Marketing gặp phải đó là tiêu tốn quá nhiều ngân sách và nguồn nhân lực để thực hiện nhưng không đảm bảo được hiệu quả và tỷ lệ chuyển đổi trong chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp mong muốn.

Bên cạnh đó, chiến lược này gần như đang bị lỗi thời trong thời điểm hiện tại khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng ngày càng thay đổi. Người tiêu dùng thường phớt lờ quảng cáo truyền thống và đôi khi họ cảm thấy phiền hà khi thấy TVC quảng cáo về thương hiệu xuất hiệu quá nhiều.

Ngoài ra, vấn đề nan giải mà Outbound phải đối mặt còn là sự khó khăn trong việc theo dõi lợi tức đầu tư ROI. Những điều đó đã đặt ra cho doanh nghiệp và các nhà marketer về việc xây dựng chiến lược tiếp thị mới có hiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn.

Theo đó, thuật ngữ Inbound Marketing được ra đời từ năm 2014 bởi Hubspot và trở thành xu hướng marketing hiện đại dần thay thế cho Outbound Marketing bởi tính hiệu quả, lâu dài và tiết kiệm chi phí.

6. Xu hướng chuyển từ Outbound sang Inbound Marketing

Xu hướng chuyển từ Outbound sang Inbound Marketing

Inbound Marketing là hình thức tạo ra nội dung hoặc chiến dịch truyền thông có giá trị, tập trung tiếp cận với khách hàng hàng dựa trên nội dung tiếp thị và sự tương tác hai chiều đến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Với những nội dung hấp dẫn được thực hiện thông qua hình thức Inbound Marketing như SEO, Content Marketing, Social Media Marketing, SEM, Email Marketing,... mang đến một cách tiếp cận khác đầy mới mẻ đối với khách hàng. Họ cảm thấy thích hút với thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải, họ được trực tiếp tương tác hay đóng góp ý kiến về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Inbound Marketing bao gồm 4 giai đoạn chính, đó là Attract, Convert, Close và Delight. Trong đó:

  • Attract: Thu hút đối tượng mục tiêu bằng nội dung hấp dẫn, thú vị, cung cấp cái họ cần và mang lại giá trị thực mà khách hàng quan tâm.
  • Convert: Thuyết phục đối tượng để họ cung cấp những thông tin có giá trị sau khi sử dụng sản phẩm/ Dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Close: Chăm sóc khách hàng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
  • Delight: Đảm bảo sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

Việc triển khai Inbound Marketing dường như khắc phục mọi vấn đề mà Outbound Marketing gặp phải. Theo đó, khi thực hiện Inbound marketing, doanh nghiệp không chỉ dễ dàng đo lượng hiệu quả, theo dõi quá trình thực hiện chiến lược tiếp thị mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả mang lại lâu dài.

Đọc thêm: Mô hình AIDA là gì? Ứng dụng thực tiễn của AIDA trong Marketing

Lời Kết

Trên đây là bài viết Outbound Marketing là gì? Phân biệt Inbound và Outbound Marketing. Mong rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ ở trên, bạn sẽ hiểu hơn về hai mô hình kinh điển trong marketing. Hãy truy cập Hegka.com để khám phá thêm nhiều chủ đề thú vị hơn nhé! 

Chung Ngo
Đã kiểm duyệt nội dung
Hegka - Nen tang Tim kiem Viec lam hang dau tai Viet Nam
Bạn nghĩ sao?
Đăng nhập để bình luận
0
0