Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề. Bởi những người đó có thể xử lý các tình huống khẩn cấp trong công việc một cách nhanh chóng, có hiệu quả.
Vậy Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Nó có thực sự mang lại nhiều lợi ích trong công việc hàng ngày của chúng ta hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những bí kíp giúp bạn thành công với kỹ năng này nhé!
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là cách bạn đưa ra trước mỗi tình huống bất ngờ, gây khó khăn và cản trở công việc. Muốn thành công hơn nữa, bên cạnh những kỹ năng mềm như lắng nghe, đàm phán, giao tiếp,... bạn cần trau dồi vốn kỹ năng giải quyết vấn đề của mình thật tốt.
Một người có thể giải quyết vấn đề sẽ có những khả năng như:
- Tổ chức, sắp xếp và lên các kế hoạch một cách tỉ mỉ, chi tiết theo đúng định hướng công việc.
- Khả năng sáng tạo và tư duy logic.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Để có thể giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa, chúng ta thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Và để trở thành người có được kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn phải là người có khả năng như sau:
- Nghiên cứu: tìm hiểu về công việc để nắm rõ giá trị cốt lõi nhờ vào việc bạn luôn cập nhật các thông tin cần thiết trong quá trình làm việc.
- Phân tích: giúp bạn đánh giá tình huống khẩn cấp một cách khách quan để đưa ra được phương hướng giải quyết.
- Quyết định: trước hết bạn cần nghe ý kiến từ tất cả những người liên quan. Vận dụng tất cả khả năng nghiên cứu và phân tích để đưa ra được quyết định sáng suốt cuối cùng.
- Giao tiếp: giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong công việc. Khi có những sự cố bất ngờ xảy đến, chính những mối quan hệ này có thể sẽ hỗ trợ bạn giải quyết một vài mấu chốt quan trọng.
- Sự nhạy bén: Bạn sẽ cảm nhận được vấn đề gì đang sắp xảy ra, kịp thời đưa phương án nhanh chóng và không để mọi chuyện quá muộn để giải quyết.
Cách giải quyết vấn đề nhanh gọn trong công việc
Hẳn ai cũng mong muốn công việc của mình thuận buồm xuôi gió. Nhưng trong cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra sự cố. Người có kỹ năng giải quyết sẽ giữ được bình tĩnh trước mọi tình huống. Và sau đây là những bí quyết giúp họ thành công:
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Trong mỗi lĩnh vực, người được lĩnh hội kiến thức đầy đủ về mảng công việc của mình sẽ rất dễ xoay chuyển trong mọi tình huống. Trong mỗi dự án sẽ có các bước quy trình, khi sự cố xảy ra, bạn sẽ dễ dàng biết được sai xót nằm ở khâu nào.
Tìm cơ hội giải quyết vấn đề
Tự đặt mình vào các tình huống, sau khi phân tích và đánh giá tình hình, bạn sẽ tìm ra được cơ hội để giải quyết vấn đề hay nói cách khác là chìa khóa thành công. Ngoài ra hãy tìm thêm những người đồng nghiệp có chung chí hướng, vững vàng chuyên môn để cùng làm việc thật hiệu quả.
Tham khảo các phương án giải quyết vấn đề
Các nguồn kiến thức bạn có thể tham khảo trên sách vở hay một cách thịnh nhất bây giờ là Google Search - miễn phí. Càng đọc và tìm hiểu về đa dạng các tình huống, bạn càng có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Rút kinh nghiệm từ các tình huống giải quyết vấn đề khác
Bạn có thể quan sát cách mà người khác đối mặt các tình huống như thế nào. Rút kinh nghiệm từ các tình huống đó để tích lũy thêm phương án cho bản thân. Hoặc hỏi trực tiếp từ những người đi trước, có kinh nghiệm làm việc.
Làm thế nào để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp đối với nhà tuyển dụng?
Như đã đề cập, ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn hẳn. Trong buổi phỏng vấn, họ sẽ tìm cách đưa ra câu hỏi hay tình huống để thử thách cách mà các ứng viên đưa ra phương án giải quyết.
Ví dụ một số câu hỏi như:
- Bạn đã từng gặp sự cố trong công việc trước đây chưa? Bạn đã giải quyết nó như thế nào? Hiệu quả ra sao?
- Khi khách hàng tìm đến bạn để phản hồi về sản phẩm hư hỏng? Bạn sẽ giải quyết thế nào?
- Khi làm việc ở doanh nghiệp chúng tôi, nếu máy móc bị hư hỏng gây cản trở dây chuyền sản xuất? Bạn sẽ làm thế nào?
Bạn hãy chia sẻ những gì bạn đã từng làm để cho họ thấy rằng bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề trong khả năng của mình. Bên cạnh đó, đối với các tình huống được đưa ra từ nhà tuyển dụng. Bạn hãy cố gắng vận dụng kiến thức của mình vào giải quyết tình huống nhiều nhất có thể. Tuy nhiên đừng quá dài dòng nhé, ngắn gọn và xúc tích; họ sẽ không muốn nghe những điều quá lý thuyết mà không thực tế đâu.
Tham khảo quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả
Để có câu trả lời hợp lý trước các nhà tuyển dụng, bạn nên đưa ra các bước giải quyết theo đúng quy trình gồm các bước cơ bản như sau:
- Đánh giá và quan sát vấn đề một cách tổng quan.
- Xác định các bên liên quan.
- Tìm hiểu nguyên nhân.
- Thực hiện giải quyết vấn đề.
- Đánh giá hiệu quả sau giải quyết.
- Rút kinh nghiệm cho quá trình làm việc.
Không sợ sai, bạn cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Học hỏi và thử nghiệm là 2 yếu tố giúp bạn thành công trong kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Bí kíp giải quyết vấn đề trong công việc
- Kỹ năng lãnh đạo là gì? Bí quyết nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo?
- Kỹ năng giao tiếp là gì? Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong công việc
- Kỹ năng quản lý bản thân là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng quản lý bản thân?
Kết luận
Cho dù làm trong lĩnh vực nào đi chăng, kỹ năng giải quyết công việc vẫn rất cần thiết và quan trọng. Hơn thế nữa kỹ năng này cũng là một trong các yếu tố chính quyết định sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người.