Giúp đỡ hay giúp đở từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

188.000 kết quả được trả về khi tìm kiếm thông tin phân biệt về hai từ giúp đỡ hay giúp đở từ google. Có thể thấy nhiều người vẫn chưa biết cách dùng nào đúng. Tiếng Việt khá phong phú và cách phát âm từng vùng miền khác nhau. Thế nên có thể mọi người sẽ dễ bị nhầm lần giữa 2 từ giúp đỡ hay giúp đở. Hãy cùng mình tìm hiểu nghĩa của 2 từ này nhé.
Giúp đỡ hay giúp đở từ nào mới đúng chính tả
Trước khi xác định được giúp đỡ hay giúp đở từ nào mới đúng chính tả. Chúng ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ để có một cách nhìn nhận đúng.
Giúp đở là gì?
Trong ngôn ngữ của Tiếng Việt, giúp là động từ để chỉ những hành động làm việc gì cho ai đó, lấy cái của mình cho ai đó vì thấy họ đang cần.
Ví dụ:
- Mỗi người giúp một tay cho xong việc
- Giúp tổ chức lễ cưới
Hay có tác dụng tích cực làm cho việc đó trở nên tốt hơn, thuận lợi hơn.
Ví dụ:
- Thời gian giúp xoa dịu nỗi đau
- Sự cố gắng của anh ấy đã giúp anh ấy đặt được thành công.
Trong từ điển tiếng Việt tái bản gần nhất từ đở không mang một ý nghĩa nào. Vì vậy nếu ghép từ giúp và từ đỡ là hoàn toàn sai và không mang một ý nghĩa nào hết.

Giúp đỡ là gì?
Từ đỡ trong từ điển tiếng Việt mang nghĩa giữ ở phía dưới cho khỏi rơi, khỏi ngã.
Ví dụ:
- Làm rơi lọ hoa mà đỡ được
- Đỡ cho bệnh nhân nằm xuống
Hay có thể hiểu giúp phần nào làm bớt đi sự khó khăn cho người khác
Ví dụ:
- Con bé đã biết làm đỡ việc nhà cho mẹ nó
- nói đỡ lời
Vì vậy khi ghép từ giúp và từ đỡ vào là một từ mang ý nghĩa tốt. Giúp đỡ là một động từ chỉ một sự hỗ trợ của một cá nhân, tập thể dành cho một hoặc nhiều cá nhân, đối tượng nào đó.
Ví dụ:
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập
- Giúp đỡ những trẻ em nghèo vùng cao
Một số từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ như hỗ trợ, tương trợ, đỡ đần,...
Kết luận
Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ phong phú, ngữ nghĩa và nhiều âm tiết khi đọc. Tùy vào phát âm của vùng miền nên thường nhiều người bị nhầm lẫn giữa giúp đỡ hay giúp đở. Giúp đỡ mới là từ đúng chính tả bởi nó là từ đúng để nói về hành động giúp đỡ nào đó.
Bạn nghĩ sao?