Chứng khoán là gì? Có mấy loại chứng khoán là câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư nào khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán đều thắc mắc. Hãy cùng Hegka giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
1. Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một loại chứng từ có giá trị dài hạn hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu (nhà đầu tư) đối với tài sản mà doanh nghiệp hay một tổ chức phát hành.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
- Chứng khoán phái sinh;
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Chứng khoán là công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và giao dịch trên thị trường, mang những thuộc tính sau:
- Tính thanh khoản (có thể chuyển đổi thành tiền mặt);
- Tính sinh lời (tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu);
- Tính rủi ro (có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu).
2. Các loại chứng khoán trên thị trường hiện nay
Chứng khoán là công cụ giúp doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường để phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty. Được chia làm 4 loại phổ biến:
2.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là gì? chính là câu hỏi mà nhiều người bắt đầu chơi chứng khoán thắc mắc. Theo đó, cổ phiếu là loại chứng khoán vốn được nhà đầu tư mua trên thị trường chứng khoán. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu từ doanh nghiệp phát hành, tức là nhà đầu tư đã có quyền sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp đó.
Người mua cổ phiếu được gọi là Cổ đông. Đây cũng là loại hình có tính thanh khoản cao nhất. Bao gồm 2 loại chính:
- Cổ phiếu thường: Xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư/ cổ đông với tài sản của doanh nghiệp. Họ có quyền giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Trong trường hợp công ty bị phá sản thì cổ đông sẽ được chia sau khi đã trả hết khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu ưu đãi: Đây là một loại phiếu có cổ tức xác định, tức là số tiền nhất định được in trên cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi sẽ không có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2. Trái phiếu
Trái phiếu là loại hình chứng khoán nợ, được phát hành bởi doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đây là một loại bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư với một phần nợ của tổ chức phát hành. Nói một cách dễ hiểu, tổ chức phát hành phải có nhiệm vụ trả lãi và thanh toán nợ gốc cho nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn đã được thỏa thuận từ trước.
Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể thì người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu (còn gọi là cổ đông).
2.3. Chứng chỉ quỹ
Theo điều 4, luật chứng khoán 2019:
"Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với phần vốn góp của mình vào quỹ đại chúng hay còn gọi là quỹ mở".
Trong đó, Quỹ mở là quỹ đầu tư chứng khoán được tạo nên từ vốn của nhiều nhà đầu tư khác nhau, nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào chứng khoán nhiều ngành khác nhau, nhằm mục đích phân tán rủi ro.
Về bản chất, Chứng chỉ quỹ và Cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với phần góp vốn của mình. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu có những điểm khác biệt.
Sự khác biệt giữa cổ phiếu và chứng chỉ quỹ?
Khác biệt | Cổ phiếu | Chứng chỉ quỹ |
Mục đích đầu tư | Phương tiện huy động vốn cho những ngành nghề cụ thể | Phương tiện để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán |
Quyền quyết định | Nhà đầu tư tự do biểu quyết và quản lý số cổ phần | Không có quyền biểu quyết và quản lý số cổ phần |
Trách nhiệm | Nhà đầu tư dựa vào đánh giá của mình để ra quyết định và theo dõi khoản đầu tư | Công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện và quyết định |
Bản chất của Chứng chỉ quỹ là uỷ thác vốn cho các chuyên gia hoặc công ty quản lý quỹ thay mặt mình để tham gia vào thị trường chứng khoán.
2.4. Chứng chỉ phát sinh
Tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hiểu một cách đơn giản thì Chứng chỉ phát sinh là một loại hợp đồng tài chính, hợp đồng đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở tại thời điểm xác định với mức giá đã được thỏa thuận trước.
Trong đó, Tài sản cơ sở của Chứng chỉ phát sinh cũng được quy định là chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ), các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản và hàng hoá khác (bất động sản, thực phẩm, nông sản, kim loại,...)
3. Thị trường chứng khoán là gì? Vai trò và chức năng
3.1. Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán hay còn gọi là sàn chứng khoán, diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán và giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,..) tại cơ sở giao dịch hoặc công ty môi giới chứng khoán.
Hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).
Thị trường chứng khoán được chia làm hai bộ phận chính: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, cụ thể:
- Thị trường sơ cấp: Là nơi chứng khoán được đơn vị phát hành bán cho cá nhân hoặc tổ chức.
- Thị trường thứ cấp: Là nơi diễn ra hoạt động mua, bán lại chứng khoán, hình thức tổ chức là Trung tâm giao dịch chứng khoán (sở giao dịch chứng khoán).
3.2. Vai trò và Chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có 5 chức năng chính bao gồm:
- Huy động vốn đầu tư: Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền địa phương có thể huy động tốn cho mục đích đầu tư và phát triển hạ tầng kinh tế.
- Tạo môi trường đầu tư sinh lời cho công dân: Thị trường chứng khoán tạo nên sân chơi cho các nhà đầu tư sinh lời và nâng cao giá trị của tài sản.
- Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán: Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt hay các loại chứng khoán khác nhằm tăng khả năng linh hoạt, an toàn và sinh lời.
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua TTCK mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang nâng cao hay suy giảm đều phản ánh rõ . Từ đó, nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định chơi chứng khoán phù hợp.
- Tạo môi trường để Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: TTCK có vai trò quan trọng để chính phủ đánh giá động thái của nền kinh tế một cách chính xác nhằm đảm bảo sự cân đối của nền kinh tế đất nước.
Lời Kết
Trên đây là bài viết Chứng khoán là gì? Phân biệt các loại chứng khoán hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Hãy truy cập Hegka.com để tham khảo thêm nhiều bài viết và chủ đề hơn nữa nhé!