Thị trường thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, thay thế dần thị trường mua sắm truyền thống. Hiện nay Shopee, một trong những công ty nổi tiếng và thành công trên lĩnh vực thương mại điện tử. Vậy chiến lược marketing của Shopee gồm những gì? Cách mà họ chiếm lấy tâm trí khách hàng ra sao? Hãy cùng Hegka tìm hiểu tại bài viết này.
Giới thiệu Shopee tại Việt Nam
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan, ra mắt vào năm 2015. Với mục tiêu mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn, Shopee đã nhanh chóng mở rộng hoạt động tại 7 thị trường, bao gồm Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam, Shopee không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm mà còn xây dựng một cộng đồng mua bán sôi động và thân thiện với người dùng.
Tìm hiểu: Marketing thương hiệu là gì? Các bước xây dựng Marketing thương hiệu
Tầm nhìn, mục tiêu và định vị của Shopee tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Shopee tập trung vào việc tạo ra một nền tảng thương mại điện tử dễ dàng và tiện lợi, cung cấp trải nghiệm an toàn và nhanh chóng cho khách hàng.
Đồng thời, Shopee hướng đến việc xây dựng một cộng đồng gần gũi, vui vẻ và đoàn kết, kết nối người mua và người bán. Thông qua các dịch vụ Khách hàng từ nhà bán, tiếp thị lên kết, người mua hàng của Shopee tại Việt Nam đều được chăm chút kỹ lưỡng.
Qua đó, nhóm đối tượng khách hành của shopee dần được mở rộng từ 13 đến 60 tuổi, đã và đang trở thành nguồn khách hàng thân thiết trên nền tảng này.
Xem thêm: 4P trong Marketing Mix là gì? Các bước xây dựng mô hình 4P
Vị thế của Shopee tại thị trường Việt Nam
Mặc dù đang thống trị thị trường, Shopee vẫn phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh, trong đó có Lazada và Tiki. Để duy trì vị thế, Shopee không ngừng phát triển và cải thiện chiến lược marketing của mình.
Thị phần của Shopee hiện nay ra sao?
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ | THỊ PHẦN DOANH THU (QUÝ III/2023) |
---|---|
Shopee | 63% |
Lazada | 24% |
Tiki | 9% |
Sendo | 3% |
Others | 1% |
Chiến lược Marketing của Shopee tại Việt Nam
1. Chiến lược Marketing Mix:
- Product (Sản phẩm): Shopee tập trung vào nền tảng thương mại điện tử, với ứng dụng được tùy chỉnh cho từng quốc gia để bản địa hóa trải nghiệm mua sắm.
- Place (Điểm bán): Shopee kết nối người mua và người bán thông qua ứng dụng và trang web duy nhất, đồng thời mở rộng cộng đồng người bán.
- Price (Giá cả): Shopee cung cấp giá cạnh tranh và thường áp dụng chiến lược giảm giá, miễn phí giao hàng để thu hút khách hàng.
- Promotion (Quảng bá): Shopee sử dụng quảng cáo tích cực và chiến dịch giảm giá để tăng tương tác và mở rộng ảnh hưởng.
2. Chiến lược Social và Viral Marketing:
- Shopee tận dụng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram và Tiktok để thực hiện chiến lược marketing.
- Sử dụng các chiến dịch quảng cáo và viral để tạo sự chú ý và tương tác trên mạng xã hội.
3. Nội địa hoá và Sử dụng Influencers:
- Shopee ưu tiên nội địa hoá trong chiến dịch marketing, lựa chọn influencers theo sự ưa thích của từng vùng miền/ địa phương.
- Hợp tác với các influencers nổi tiếng như Sơn Tùng MTP, Ronaldo, và Trấn Thành để tăng cường hình ảnh thương hiệu.
4. TVC bắt Trend và chiến dịch truyền thông nổi bật:
- Sử dụng các TVC bắt trend nhanh và chính xác để thu hút sự chú ý và tạo đà cho chiến dịch marketing.
- Cộng đồng người xem thường xuyên thảo luận và chia sẻ trên mạng xã hội, giúp tăng cường sự nhận thức về thương hiệu.
5. Chiến lược affiliate của Shopee
Không chỉ dừng lại ở chiến lược tiếp thị truyền thống, truyền thông đa phương tiện, trong những năm gần đây Shopee dần mở rộng nhà bán cho chính mình bằng chương trình affiliate. Ở chương trình này, Shopee cho phép những KOC (có từ 1000 người theo dõi), KOL ( có từ 10.000 người theo dõi) tham gia vào bán hàng tiếp thị hoặc chia sẻ các chương trình sale hàng tháng của mình.
Nhờ vào điều này đã giúp Shopee dần chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam
Có thể bạn muốn xem:
- Network Marketing là gì? Tổng quan về kinh doanh theo mạng lưới
- Marketing Executive là gì? Marketing Executive làm công việc gì?
- Telemarketing là gì? Công việc Telemarketing là làm gì và cần kỹ năng gì
- SEM là gì? Tất tần tật về Search Engine Marketing
Kết luận
Chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam không chỉ là sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố trong Marketing Mix mà còn bám sát vào xu hướng nội địa và tận dụng mạng xã hội hiệu quả. Sự kết hợp này giúp Shopee giữ vững vị thế dẫn đầu trong thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.