Business Analyst là gì? Bạn đã từng nghe qua vị trí việc làm này và chưa hiểu về những thông tin liên quan đến ngành như BA là gì? Nghiệp vụ chuyên môn cũng như mức lương và yêu cầu về kỹ năng ra sao? Hãy cùng Hegka giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây nhé!
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst viết tắt là BA, hay còn được biết là nghề Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiệm vụ của BA thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu kinh doanh. Để từ đó, xác định vấn đề cần cải thiện trong quá trình thực hiện dự án cũng như đề xuất phương án giải quyết phù hợp.
Đọc thêm: Market Research Analyst là gì? Mức lương, yêu cầu công việc
Nghiệp vụ chuyên môn của BA
Business Analyst là người giữa vị trí trung gian, kết nối giữa khách hàng, đối tác và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp. Định hướng phát triển ngành BA được chia làm 3 lĩnh vực chuyên môn chính, cụ thể:
- Management Analyst (Chuyên viên tư vấn quản lý): Chịu trách nhiệm đề xuất cho các nhà quản lý cấp cao như CEO các cách cải thiện hoạt động tổ chức và cơ cấu phòng ban trong công ty nhằm tối ưu hoá chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh.
- Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống): Nhiệm vụ của BA theo chuyên ngành Systems Analyst là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đưa ra giải pháp cải thiện.
- Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu): Chuyên gia phân tích dữ liệu là người phân tích số liệu kinh doanh, doanh số bán hàng cũng như dữ liệu về nghiên cứu thị trường. Thông qua đó, DA cần áp dụng chuyên môn của mình để phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh và vận hành của công ty lên cấp trên.
Tìm việc làm Business Analyst lương cao tại Hegka
Tổng quan công việc của Business Analyst
Business Analyst có thể sẽ phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực công ty những như sự phân công của cấp trên. Tuy nhiên, về cơ bản nhiệm vụ chính của vị trí này sẽ bao gồm:
- Xác định nhu cầu chi tiết và sắp xếp giải quyết theo thứ tự ưu tiên;
- Đưa ra giải pháp về hệ thống, quy trình, chính sách hay đào tạo nhân sự;
- Sử dụng SQL và Excel để phân tích dữ liệu lớn;
- Trực quan hoá biểu đồ, phân tích chi tiết và gửi báo cáo lên cấp trên;
- Đề xuất xây dựng mô hình tài chính để hỗ trợ các quyết định kinh doanh;
- Dự báo, lập ngân sách và phân tích tài chính.
Business Analyst cần học gì?
Hiện tại, ngành Business Analyst vẫn còn khá mới mẻ trong thị trường việc làm nhưng là một trong những ngành nghề tiềm năng trong tương lai và hứa hẹn mang lại mức thu nhập vô cùng hấp. Các trường đại học chưa có chuyên ngành đào tạo riêng đối với BA, tuy nhiên để trở thành Business Analyst, bạn có thể tham khảo những chuyên ngành có liên quan và phục vụ tốt cho công việc như:
Ngành kinh tế
Ngành kinh tế, tài chính và kinh doanh như quản trị kinh doanh, kế toán/ kiểm toán đều là những ngành nghề có liên quan mật thiết đến các công việc mà BA phải đảm nhận. Lợi thế mà ngành này đem lại là khả năng tư duy logic cũng như nhanh nhạy với các con số. Đồng thời, họ là người thường xuyên làm việc với dữ liệu nên có thể nắm được hoạt động kinh doanh và vận hành của công ty.
Ngành công nghệ thông tin
Nếu muốn trở thành BA, một trong những yêu cầu bắt buộc mà bạn nên biết đó là kiến thức về công nghệ thông tin, bao gồm khả năng lập trình hay đánh giá phần mềm. Việc am hiểu kiến thức về công nghệ thông tin giúp các Chuyên viên phân tích nghiệp vụ dễ dàng hiểu cách vận hành, bảo trì, duy trì hệ thống phần mềm hay trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển phần mềm.
Do vậy, nếu muốn trở thành Business Analyst bạn hãy ưu tiên lựa chọn ngành học như Computer Science (Khoa học máy tính), Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính,..
Ngành hệ thống quản lý
Ngoài hai nhóm ngành phổ biến trên, sinh viên theo học ngành hệ thống quản lý cũng có thể trở thành Business Analyst sau này với những kiến thức được trang bị như: kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, phân tích dữ liệu, vận hành hệ thống thông tin,...
Đọc thêm: Học Business Analyst ra làm gì? Định hướng nghề nghiệp cho BA
Kỹ năng quan trọng mà BA cần có
Kỹ năng chuyên môn
Để trở thành Business Analyst trong ngành CNTT nói riêng và các ngành nghề nói chung đòi hỏi BA cần am hiểu kỹ năng chuyên môn để thực hiện tốt công việc được giao. Là người nắm giữ vai trò kết nối giữa khách hàng với bộ phận phát triển phần mềm nên để trở thành BA, bạn cần nắm vững những kiến thức như:
- Kiến thức về mô hình 3 lớp (Three Layer) để phân loại các thành phần trong hệ thống, giúp dữ liệu không bị chồng chéo hay chạy lộn xộn.
- Ngôn ngữ lập trình như Java, Python, PHP hay Javascript;
- Kiến thức nghiệp vụ khác liên quan như khả năng phân tích dữ liệu, đọc chính xác số liệu được giao.
- Kiến thức vững vàng về kinh tế, tài chính.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, để trở thành Business Analyst đứng vững trong ngành, đòi hỏi bạn phải trang bị kỹ năng mềm phục vụ cho công việc bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ: BA không chỉ làm việc với team dev nội bộ mà còn phải thương lượng, đàm phán với khách hàng để đưa ra giải pháp tốt nhất.
- Khả năng tư duy phản biện: BA phải là người tư duy nhạy bén, logic và có khả năng tư duy phản biện tốt để hiểu được chiến lược kinh doanh của đối thủ cũng như đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Khả năng ra quyết định: BA sẽ là người tham gia đánh giá tình hình, tiếp nhận ý kiến từ các bên liên quan để đưa ra cách giải quyết phù hợp với tình hình các bên.
- Kỹ năng quản lý: Nhiệm vụ khác mà Business Analyst phải đảm nhận là lập kế hoạch về ngân sách cho dự án. Do đó, đây là kỹ năng vô cùng cần thiết mà bạn cần tích lũy để trở thành BA với mức lương ngàn đô.
Đọc thêm: Mẫu CV Business Analyst: Bật mí cách viết CV chuẩn
Chứng chỉ mà Business Analyst cần có
Business Analyst là ngành nghề tiềm năng và khá cạnh tranh ở thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng BA tăng cao như hiện nay, làm thế nào để Business Analyst gia tăng lợi thế và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Đó chính là sở hữu những chứng chỉ BA để khiến CV trở nên chuyên nghiệp và "đẹp mắt" hơn.
Dưới đây là những chứng chỉ BA mà bạn có thể tham khảo:
- Chứng chỉ ECBA (Entry Certificate in Business Analysis): Đây là cấp độ Business Analyst đầu tiên do IIBA cung cấp. Chứng nhận này phù hợp với người bắt đầu và BA chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Chứng chỉ CCBA (Certification of Competency in Business Analysis): Chứng chỉ dành cho người có kiến thức nền tảng về BA, sở hữu chứng chỉ này sẽ giúp bạn tăng khả năng tìm việc làm tốt cho vị trí BA.
- Chứng chỉ CBAP (Certified Business Analysis Professionals): Dành cho người có nhiều năm kinh nghiệm trong BA, giúp cá nhân thăng tiến sự nghiệp trong ngành.
- Chứng chỉ CPRE (Certified Professional for Requirements Engineering): Đây là chứng chỉ được quốc tế chấp nhận, phù hợp cho ai đang giữ vị trí Chuyên viên phân tích nghiệp vụ làm việc trong ngành CNTT.
- Chuyên nghiệp trong Business Analysis (PMI-PBA): Đây là chứng chỉ dành cho người quản lý Dự án (Project Manager).
Tìm việc làm Business Analyst ở đâu?
Business Analyst là ngành nghề mới lạ nhưng vô cùng hot lại thời điểm hiện tại, Theo một báo cáo của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), nhu cầu nhân lực BA tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng 22% từ năm 2020 đến năm 2030. Ngay cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì nhu cầu tuyển dụng việc làm vị trí Business Analyst vẫn không ngừng tăng cao.
Tuy nhiên, để tìm kiếm việc làm BA lương cao tại các công ty uy tín mà tránh bị lừa đảo cũng là một vấn đề nan giải đối với Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì ngay tại Hegka, bạn cũng có thể tìm kiếm và ứng tuyển việc làm Business Analyst một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Với thông tin tuyển dụng được cập nhật thường xuyên cùng với việc xác thực công ty tại Hegka sẽ giúp bạn tránh những thông tin giả mạo. Nhanh tay truy cập Hegka để khám phá cơ hội việc làm BA hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Đọc thêm: Bật mí mức lương của Business Analyst hiện tại là bao nhiêu?
Lời Kết
Trên đây là bài viết Business Analyst là gì? Học gì để trở thành BA. Mong rằng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hành trang để trở thành Chuyên viên phân tích nghiệp vụ đầy tiềm năng với mức lương ngàn đô trong tương lai. Đừng quên theo dõi Hegka để theo dõi nhiều chủ đề thú vị hơn nhé!