Auditor là một trong những ngành nghề vô cùng hot và đang được các doanh nghiệp săn đón trong những năm gần đây. Hãy cùng Hegka tìm hiểu nghề Auditor là gì? Mức lương, cơ hội việc làm Kiểm toán viên để tham khảo và lựa chọn ngành nghề phù hợp với bạn nhé!
1. Auditor là gì?
Auditor hay Kiểm toán viên, là người chịu trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính trung thực và chính xác trong báo cáo tài chính của một cơ quan tổ chức hoặc một doanh nghiệp.
Là một chuyên gia tài chính, kiểm toán viên cung cấp thông tin tin cậy và đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình cho các bên liên quan, chẳng hạn như nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng và cơ quan quản lý.
Khác với chức vụ kế toán, kiểm toán viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 cụ thể như sau:
Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên là gì?
Để trở thành một kiểm toán viên, cá nhân phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn được quy định như trên thì được công nhận là kiểm toán viên.
3. Các loại hình kiểm toán
Căn cứ theo hình thức tổ chức, vị trí Auditor được chia làm 3 loại gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
3.1. Kiểm toán nhà nước (State Audit)
Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm toán được thành lập và điều hành bởi Quốc hội, hoạt động độc lập và tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ đối với hoạt động của cơ quan, tài sản và ngân sách nhà nước.
3.2. Kiểm toán độc lập (Independent Audit)
Kiểm toán độc lập là những kiểm toán viên hoạt động tự do, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và những công việc khác được cơ quan hoặc doanh nghiệp yêu cầu. Họ chịu trách nhiệm về tính minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính mà bộ phận kế toán của doanh nghiệp cung cấp.
3.3. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)
Kiểm toán nội bộ nằm trong phòng ban kế toán thuộc sự sở hữu của doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức. Họ tập trung đánh giá tính minh bạch trong báo cáo tài chính của cơ quan nội bộ và thực hiện các công việc khác được giao bởi Ban quản trị.
Đọc thêm: Kiểm toán viên nội bộ là gì? Mức lương, bản mô tả công việc kiểm toán viên!
4. Mô tả công việc Kiểm toán viên
Tùy thuộc vào quy mô cũng như loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà kiểm toán sẽ phải thực hiện những công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ là người đảm nhận việc xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, tài liệu về thuế, doanh thu,...
Dưới đây là một số những công việc cơ bản mà Auditor phải đảm nhận:
- Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin tài chính.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính như sổ sách, chứng từ kế toán,...
- Phân tích, đánh giá tài liệu đã thu thập nhằm xác định tính trung thực, chính xác của báo cáo.
- Kiểm tra sai phạm, gian lận trong báo cáo tài chính nếu có.
- Đảm bảo các thủ tục, chính sách, quy định và pháp luật tuân thủ.
- Đọc tài liệu tài chính của tất cả bộ phận hoặc khánh hàng.
5. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng nghề Auditor
Auditor là người đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như số liệu về doanh thu, tài sản và báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Chính vì thế, để ứng tuyển vị trí Auditor, đòi hỏi các kiểm toán viên phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ và năng lực chuyên môn như:
5.1. Năng lực chuyên môn
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành liên quan.
- Có kiến thức vững chắc về kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh tế.
- Có kiến thức về pháp luật, quy định của ngành kiểm toán.
- Có chứng chỉ kế toán, kiểm toán như CPA, CFA, CMA, CIA, ACCA là một lợi thế.
5.2. Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích, đánh giá
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sử dụng công cụ kiểm toán
- Kỹ năng tư duy logic
Ngoài ra, một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi trở thành kiểm toán viên chính là trung thực, tôn trọng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Bởi lẽ, Auditor là người chịu trách nhiệm kiểm tra để phát hiện sai phạm, hạn chế tham nhũng nên đòi hỏi tinh thần làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực tuyệt đối.
6. Mức lương đối với kiểm toán viên
Mức lương đối với vị trí Auditor sẽ phụ thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cũng như loại hình doanh nghiệp. Do đó, sẽ không có mức thu nhập cụ thể cho vị trí kiểm toán viên.
Tuy nhiên, theo khảo sát tại thị trường Việt Nam thì mức lương phổ biến cho vị trí Auditor dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng. Đối với những kiểm toán viên cấp cao trong doanh nghiệp thì mức thu nhập sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Đọc thêm: Account Marketing là gì? Mô tả công việc, mức lương
7. Cơ hội nghề nghiệp Auditor
Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp dù là lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều có nhu cầu kiểm tra báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính minh bạch trong về doanh thu, tài sản, thuế hay các chứng từ và sổ sách khác.
Chính vì vậy, vị trí việc làm Auditor sẽ ngày càng được mở rộng với cơ hội việc làm và mức lương vô cùng hấp dẫn. Những vị trí việc làm mà kiểm toán viên có thể tham khảo như:
- Trợ lý kiểm toán (Audit Assistant)
- Trưởng nhóm kiểm toán (Senior Auditor)
- Trưởng phòng kiểm toán (Manager Auditor)
- Giám đốc kiểm toán (Audit Director)
Để khám phá hàng trăm cơ hội việc làm Auditor thì bạn có thể tham khảo trang web tuyển dụng Hegka.com để tìm việc làm kiểm toán viên lương cao tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.
Thông tin tuyển dụng minh bạch, cập nhật hàng giờ sẽ nhanh chóng giúp bạn chinh phục vị trí kiểm toán viên mơ ước!
Lời Kết
Trên đây là bài viết Auditor là gì? Mức lương, cơ hội việc làm Kiểm toán viên. Mong rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc làm kiểm toán. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp với bản thân! Bạn đừng quên theo dõi những chủ đề thú vị hơn trên Hegka.com nhé!